Ho là một phản xạ có điều kiện xuất hiện đột ngột và thường lặp đi lặp lại do các dị vật ở môi trường bên ngoài và các vi khuẩn bám vào đường hô hấp.
Các tác nhân gây ho có thể là do: Viêm họng, viêm phế quản, viêm xoang mũi, lao phổi, bụi bặm, không khí lạnh hay nóng quá, cảm cúm, đàm thấp, khí độc, khói thuốc lá, khối u…
Trong Đông y, rau tần dày lá là một vị thuốc chữa ho rất có hiệu quả.
Rau tần dày lá lợi phế, trừ đờm, giảm ho
1. Đặc điểm và công dụng của rau tần dày lá
Rau tần dày lá có tên khoa học Coleus amboinicus Lour hay Coleur aromaticus Bebenth. Họ bạc hà (Lamiaceae).
Theo từ điển “Cây thuốc và động vật làm thuốc” của Viện Dược liệu Việt Nam, tần dày lá có chứa tinh dầu, thành phần chính là cavacrol, thymol… có tác dụng ức chế mạnh các vi khuẩn như: Trực khuẩn mycoides, trực khuẩn subtilis, trực khuẩn lao, trực khuẩn lỵ, tụ cầu khuẩn vàng, trực khuẩn thương hàn, phế cầu khuẩn, nấm can dida albicans, diệt amip, ức chế trực khuẩn coli, liên cầu khuẩn, trực khuẩn bạch hầu và trực khuẩn ho gà…
Cao nước rau tần dày lá có tác dụng ức chế sự phát triển của phế cầu khuẩn, tụ cầu khuẩn vàng.
Theo sách “Bản thảo cương mục”, rau tần có vị chua the, mùi thơm, hăng hăng, tính ấm, đi vào phế, thường dùng giải cảm, sát khuẩn, tiêu đàm, khử độc. Chủ trị trong các trường hợp cảm cúm, ho suyễn, côn trùng cắn, viêm họng…
Gừng tươi kết hợp với rau tần dày lá giúp giảm ho