Say nắng là một tình trạng cấp tính, có thể phát sinh ở mọi độ tuổi, nhưng hay gặp nhất ở người cao tuổi, người béo phì, phụ nữ mang thai, người sau khi ốm dậy sức khỏe chưa hồi phục…
Theo Đông y, nguyên nhân chủ yếu dẫn tới cảm nắng hay say nắng, đều là do ‘chính khí’ (sức đề kháng) suy yếu, cảm nhiễm phải yếu tố gây bệnh từ bên ngoài tác động vào, làm cho phần khí của cơ thể bị thương tổn.
1. Triệu chứng báo hiệu say nắng
Người mệt lả, chân tay bải hoải, mồ hôi vã ra, khát nước, chóng mặt, hoa mắt, ù tai, ngột ngạt, buồn nôn, bước chân xiêu vẹo… có thể cảnh báo bị say nắng. Khi có các triệu chứng này cần:
-
Đưa ngay bệnh nhân vào nơi râm mát, thoáng gió.
-
Mọi người không được vây quanh bệnh nhân.
-
Nới lỏng quần áo.
-
Không nên thoa dầu nóng làm bệnh nhân khó thở.
-
Trường hợp này bệnh nhân chỉ nằm nghỉ một lát, sau sẽ khoẻ và trở lại bình thường.
Bấm huyệt hợp cốc trị say nắng
2. Biểu hiện chủ yếu của say nắng
Sốt cao, mặt trắng bệch hoặc xám ngắt, thở khò khè như suyễn, da nóng bỏng hoặc ẩm lạnh, mạch đập nhanh, bồn chồn không yên hoặc đờ đẫn, buồn ngủ. Trường hợp nặng người bệnh bỗng nhiên ngã lăn, mê man bất tỉnh, hàm răng nghiến chặt.
Sơ cứu khẩn cấp:
– Nên dùng nước ấm đắp ở vùng ngực bụng, đầu, xoa xát toàn thân.
– Nếu thấy bệnh nhân chưa tỉnh có thể lấy tay bấm các huyệt sau:
+ Nhân trung còn gọi là huyệt Thuỷ câu. Vị trí, ở chỗ 1/3 trên rãnh môi và mũi.
+ Giáp xa ở chỗ lõm đầu góc dưới tai.
+ Hợp cốc: Mở to ngón tay cái và ngón tay trỏ ra ở chỗ thịt lõm xuống, trước kẽ hai xương bàn tay.
– Dùng khăn nhúng nước nóng đắp vào rốn, khi khăn nguội lại tiếp tục nhúng nước nóng đắp vào rốn, lặp lại nhiều lần giúp bệnh nhân mau hồi phục.
Lưu ý: Nên cho bệnh nhân uống nước ấm, tuyệt đối khi đã bị say nắng, không cho bệnh nhân uống nước lạnh sẽ rất nguy hiểm.
Nhân sâm đại bổ nguyên khí