Bạch quả là một vị thuốc Đông y thuộc nhóm thuốc hóa đờm, giảm ho, tiêu suyễn. Vị thuốc là quả (hạt) của cây bạch quả, tên thực vật là ginko bibola.
Trong y học hiện đại, dịch chiết từ lá cây bạch quả được sử dụng dưới dạng thuốc uống hay viên nang với mục đích dự phòng và phục hồi đột quỵ, phòng ngừa nghẽn động mạch vành tim, phòng suy giảm tuần hoàn não, chữa giãn tĩnh mạch và viêm nghẽn tĩnh mạch…
Đông y thường dùng quả (hạt) ít khi dùng lá.
1. Đặc điểm và công dụng của cây bạch quả
Cây bạch quả là loại cây gỗ, cao 20-30 mét, cành dài, gần như mọc vòng. Trên cành có những nhánh ngắn, mang lá cuống dài, phiến lá hình quạt, mép phía trên tròn, giữa hơi lõm chia phiến lá thành hai thùy. Hoa nở vào tháng 5.
Cây bạch quả, đông y thường dùng quả, ít khi dùng lá.
Hoa đực có cuống nhụy ngắn, mọc thành từng bó 4-6 bông, rủ xuống. Hoa cái có cuống dài, noãn lộ ra ngoài. Quả chín vào tháng 10, tựa như quả mơ nhưng bên ngoài có lớp phấn trắng như bạc phủ kín nên gọi là bạch quả (quả màu trắng).
Theo Đông y, bạch quả có tính bình, vị đắng ngọt; có tác dụng bổ dưỡng, thanh phế, hóa đờm, giảm ho, tiêu suyễn… chữa các chứng suy nhược thần kinh, nhức đầu chóng mặt, ho, hen, viêm phế quản, tiểu dắt về đêm, di mộng tinh…
2. Một số bài thuốc bổ từ cây bạch quả
– Bạch quả bổ dưỡng cho người phế thận suy yếu: Bạch quả giã vỡ ra, bỏ vỏ, lấy nhân rang chín. Mỗi lần 5-10 nhân. Ngày ăn 2 lần. Khi ăn nhai kỹ, nuốt chậm.
– Bạch quả thanh phế, giảm ho tiêu đờm: Bạch quả bọc trong lá ngải cứu nướng chín; ngày ăn 4 quả.
– Bạch quả chữa suy nhược thần kinh, chóng mặt, hoa mắt, nhức đầu: Bạch quả 3-5 quả (đập dập), long nhãn 10g, thiên ma 3g, nước 600ml, sắc uống trong ngày.
Vị thuốc bạch quả được đưa vào sử dụng