Xơ vữa động mạch là nguyên nhân dẫn tới thiếu máu cơ tim, rối loạn nhịp tim, ứ huyết, suy tim…
Bên cạnh các biện pháp điều trị của y học hiện đại, trong y học cổ truyền, một số thảo dược có khả năng dự phòng và ngăn chặn căn bệnh nguy hiểm này.
1. Đan sâm giúp ngăn ngừa xơ vữa động mạch
Đan sâm là một vị thuốc đã được sử dụng trong Đông y từ 2000 năm trước. Theo Đông y, đan sâm có vị đắng, hơi hàn, không độc; vào 3 kinh Tâm, Can và Tâm bào.
Trong Đông y cổ truyền, đan sâm thường được sử dụng để chữa tâm giao thống (đau thắt ngực), nguyệt kinh bất điều (rối loạn kinh nguyệt), thống kinh (hành kinh đau bụng), bế kinh, băng huyết, đới hạ (khí hư, huyết trắng), chứng hà tích tụ (trong bụng có khối cứng) và một số chứng bệnh phụ khoa.
Các kết quả nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, đan sâm có nhiều tác dụng tốt đối với hệ tim mạch như: Làm giãn động mạch vành tim, khiến lưu lượng máu trong động mạch vành tăng lên rõ ràng; cải thiện quá trình trao đổi chất và chức năng của cơ tim, do đó có khả năng hạn chế nhồi máu cơ tim; có tác dụng ức chế tiểu cầu phóng thích chất gây co mạch máu, làm giảm sự tụ tập tiểu cầu, cải thiện tuần hoàn ngoại vi.
Trên lâm sàng, hiện tại đan sâm được sử dụng để chữa bệnh mạch vành tim, huyết khối trong mạch máu não, làm giảm mỡ máu và tuyến tiền liệt phì đại.
Cây và vị thuốc đan sâm
Trong y học cổ truyền, đan sâm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, tăng lưu thông máu, trục huyết ứ, kích thích ra kinh, tiêu sưng, giảm đau’; được dùng làm thuốc tăng tuần hoàn máu, làm hết ứ máu, chữa bệnh tim, hồi hộp khó chịu, đau thắt ngực, suy nhược thần kinh, nhức đầu, mất ngủ.
– Dùng độc vị: Đan sâm 8-12g, tán thô, hãm trà uống trong ngày.
– Bài thuốc phối hợp: Có thể dùng đan sâm 6g, hà thủ ô 10g, trạch tả 5g; sắc uống trong ngày.
Hoặc dùng đan sâm, tam thất, xuyên khung, trạch tả, nhân sâm, đương quy, hà thủ ô, hoàng tinh – lượng bằng nhau; tán mịn, ngày uống 4g, chia 2 lần sáng chiều; liệu trình 15 ngày.
– Phòng trị bệnh mạch vành: Đan sâm 30g, rửa sạch, ngâm trong 500g rượu trắng, khoảng 7 ngày có thể sử dụng; ngày uống 2-3 lần, mỗi lần khoảng 10ml, trước bữa ăn.
– Chữa đau thắt ngực: Đan sâm 10g, bạch đàn hương 4g, sa nhân 4g; sắc nước uống trong ngày, uống ấm.
2. Hoàng kỳ điều trị hỗ trợ xơ vữa động mạch
Hoàng kỳ được xếp vào loại thuốc “bổ khí”, là một trong số những vị thuốc được sử dụng với tần suất cao trong các đơn thuốc bổ.
Theo dược lý cổ truyền, hoàng kỳ có vị ngọt, hơi ấm, vào 2 kinh tỳ và phế; có tác dụng bổ khí thăng dương, ích vệ cố biểu, phù chính khu tà (tăng sức đề kháng), lợi thủy tiêu thũng, thác sang sinh cơ (trừ mụn nhọt lở loét, mau liền da thịt).
Chủ trị các chứng nội thương suy nhược, tỳ hư khí nhược (chức năng tiêu hóa yếu), sắc diện nhợt nhạt hoặc vàng xạm, mệt mỏi đuối sức, kém ăn, tiêu lỏng, sa nội tạng, phù thũng, tiểu ít, băng lậu, ung nhọt không vỡ mủ, lở loét lâu ngày không liền da, da thịt tê dại, bán thân bất toại, méo miệng lệch mắt…
Cây và vị thuốc hoàng kỳ
Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, hoàng kỳ có tác dụng tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể; thúc đẩy quá trình chuyển hóa sinh lý của tế bào, tăng cường chuyển hóa protid của huyết thanh và gan; tăng cường độ co bóp của tim. Đối với trạng thái suy tim do mệt mỏi hoặc do nhiễm độc tác dụng cường tim của hoàng kỳ càng rõ.
Nước sắc, cao lỏng hoàng kỳ đều có tác dụng hạ huyết áp, bảo vệ thành mao mạch chống lại sự thẩm thấu huyết tương qua mao mạch, ngăn ngừa vỡ hoặc giãn mao mạch, có tác dụng tốt trên rối loạn nhịp tim và suy nhược cơ thể.
– Dùng độc vị: Hoàng kỳ 6-12g/ngày sắc uống.
– Bài thuốc phối hợp: Có thể dùng hoàng kỳ, bạch truật, đương quy, viễn chí, táo nhân, long nhãn, phục linh, bá tử nhân, mỗi vị 8g; sảng sâm, thục địa, đại táo, mỗi vị 12g; vân mộc hương, qua lâu, uất kim, mỗi vị 6g. Sắc uống ngày 1 thang phòng trị xơ vữa động mạch.
3. Đương quy ngăn chặn phát triển bệnh xơ vữa động mạch
Đương quy được xếp vào loại thuốc hoạt huyết chống tụ máu. Theo dược lý cổ truyền, đương quy có vị ngọt, cay, lợi vào kinh can, tâm; có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết, nhuận táo, nhuận tràng, điều hòa kinh nguyệt, giảm đau.
Chủ trị các chứng khí trệ tắc kinh, hư lao bất túc, bị tê ngã hoặc va chạm mạnh bị tổn thương, ung thư và huyết hư.
Cây và vị thuốc đương quy