Thuốc y học cổ truyền giảm bầm tím, mau lành vết thương

Dùng các loại thuốc có nguồn gốc thảo dược trong giảm bầm tím, chấn thương đang là một trong những lựa chọn được nhiều người tin dùng.

Chủ động giảm sớm bầm tím, chấn thương

Bầm tím, bong gân, chấn thương, vết cắt, vết thương sau tai nạn, thể thao, phẫu thuật là tình trạng thường gặp trong nhịp sống hiện đại. Với những vết thương, chấn thương nhẹ, nhiều người có tâm lý chủ quan, bỏ qua không điều trị, khi xảy ra tình trạng nhiễm khuẩn tại vị trí thương tổn thì việc điều trị đã trở nên phức tạp, các bác sĩ phải kết hợp phác đồ điều trị gồm nhiều hoạt chất như giảm đau, chống viêm, kháng sinh, corticoid,…

Giải pháp nào để vết thương/chấn thương vừa nhanh khỏi, hạn chế tình trạng biến chứng, nhiễm khuẩn lại vừa an toàn?

Vị thuốc quý huyết giác là lựa chọn an toàn được các chuyên gia Y học cổ truyền và y học hiện đại đánh giá cao trong điều trị chấn thương, bầm tím hiện nay.

Các thầy thuốc xưa thường sử dụng phần thân hóa gỗ màu đỏ nâu ở thân những cây huyết giác già cỗi để làm thuốc, dùng chữa máu tụ sưng bầm, đòn ngã tổn thương, bong gân, đau nhức xương, giúp nhanh lành chấn thương, vết thương.

Theo Y học cổ truyền, huyết giác có vị đắng chát, tính bình; có tác dụng chỉ huyết, hoạt huyết, sinh cơ, hành khí rất tốt. Vị thuốc Huyết giác được mệnh danh là “vị thuốc bí truyền của các võ sư” giúp tan bầm tím, giảm phù nề, mau lành vết thương.

Kế thừa giá trị, kinh nghiệm của cha ông để lại, ngày nay, vị thuốc quý huyết giác đã được nghiên cứu và bào chế dưới dạng viên nang, sản xuất và phân phối bởi Đông Dược Phúc Hưng.

Trên dây chuyền sản xuất đạt tiêu chuẩn thế giới GMP – WHO, chế phẩm thuốc y học cổ truyền này đã được Bộ Y Tế công nhận là thuốc điều trị và phân phối rộng khắp hơn 20.000 nhà thuốc trên toàn quốc.

Nhận định về tác dụng của chế phẩm thuốc y học cổ truyền này trong chữa lành vết thương, các chuyên gia cho rằng, Huyết giác ngoài tác dụng giảm sưng, giảm bầm, giúp vết thương mau lành còn có tính kháng viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, ngăn ngừa sẹo lồi; tác dụng nhanh, chỉ từ 3-5 ngày.

Sự khẳng định của y học hiện đại

Dưới góc nhìn của các nhà khoa học, tổng hợp kết quả nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới thì trong vị thuốc huyết giác có hỗn hợp phức tạp nhiều dược chất quý như Flavonoid, saponin steroid, phenolic, homoisoflavonoid,… đặc biệt là hoạt chất Loureirin B chiếm tỉ lệ cao nhất. Các hoạt chất này kết hợp tạo nên các tác dụng dược lý: Tan bầm tím, giảm phù nề, sưng đau, mau lành vết thương bởi cơ chế tác động rõ ràng.

– Tác dụng tan bầm tím: Dịch chiết huyết giác có tác dụng giúp tan bầm tím bằng cách ức chế kết tập tiểu cầu.

– Tác dụng giảm phù nề, sưng đau: Đề tài “Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của cây huyết giác” của thạc sĩ Đoàn Thị Hiền năm 2011 chỉ ra huyết giác có tác dụng chống viêm cấp và mạn tính, giảm phù, giảm đau tương đương với Indomethacin và Aspirin.

– Tác dụng kháng khuẩn, kháng viêm: Đề tài “Nghiên cứu về hoạt chất Dracagenin B trong huyết giác” của PGS.TS Trần Thị Hương hợp chất có hoạt tính mạnh kháng trực khuẩn mủ xanh, kháng tụ cầu vàng và kháng nấm sợi.

– Tác dụng giúp mau lành vết thương: Huyết giác có tính hoạt huyết, giúp tăng tuần hoàn máu đến vết thương; cung cấp chất dinh dưỡng giúp tăng tái tạo biểu mô, thúc đẩy lên da non, giúp vết thương nhanh lành… Ngoài ra, Loureirin B giúp ức chế sự tăng sinh quá mức của chất nền ngoại bào; giúp sắp xếp các sợi collagen một cách có trật tự, thúc đẩy quá trình lành vết thương, nhờ đó ngăn ngừa sự hình thành sẹo lồi,…

Với nhiều hoạt chất có đặc tính sinh học cao, cơ chế tác động toàn diện, không khó để lý giải tại sao huyết giác là một vị thuốc quý cần thiết trong cuộc sống hiện đại, thuốc thảo dược của Đông dược Phúc Hưng được nhiều chuyên gia đánh giá cao, người tiêu dùng tin tưởng sử dụng, lưu trữ sẵn trong tủ thuốc của gia đình.

 

Nguồn: Báo Sức Khoẻ và Đời Sống – PV

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *